Rss Feed
  1. Đây là Lời tựa của Gabriel Rockhill, người dịch cuốn “The Politics of Aesthetics” [Chính trị của Mỹ học] của J. Rancière, trình bày quan niệm, nhìn nhận về bản thân sự dịch.



    Dịch thường bị phàn nàn như thể một dự phóng bất khả trong nét nghĩa về trạng thái vỡ mộng tự mãn. Khi không có tiêu chí khách quan nào cho việc đánh giá mối quan hệ giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, thì người ta vẫn thường tuyên bố rằng ngôn ngữ đích cơ bản vẫn ở trạng thái chưa được ngôn ngữ nguồn xác quyết. Tình huống này đã nảy sinh vô số những hồi đáp khả thể: sự lên án không thương tiếc tất cả hoạt động dịch, sự chấp nhận hăng hái quần thể các trò chơi ngôn ngữ độc lập, lối bình ổn giá xem dịch như là hình thức đơn nhất của hoạt động viết với những hình thức từ chương tương thích của chính nó, tán dương rìa vực chia tách ngôn ngữ thành một cơ hội thẩm mỹ – đạo đức để giới thiệu một kiểu Proust ngôn ngữ xa lạ trong ngôn ngữ…





  2. Trong tác phẩm trình bày những suy ngẫm về đạo Thiên Chúa, “Bức thư gửi một linh mục” (Letter to a Priest) – tác phẩm được viết một năm trước khi tác giả qua đời vào năm 1943, Simone Weil đã đưa ra một nhận định đáng lưu ý “đối với bất kỳ người nào, việc đổi tôn giáo cũng là một điều nguy hiểm như việc đổi một ngôn ngữ đối với một nhà văn. Nó  có thể thành công song cũng có thể dẫn đến những hậu quả khốc hại.” Triết gia người Romani, Emil Cioran, người đồng thời cũng là một nhà văn, đã nói đến việc đổi ngôn ngữ như một sự kiện thảm họa trong tiểu sử của bất cứ tác giả nào. Và quả là đúng như thế. Thế giới tự phát lộ chính nó theo một cách nào đấy đối với nhà văn Nhật Bản và theo một cách khác với một người viết bằng tiếng Phần Lan.

Cùng đọc, nghe, xem và nghĩ

Cùng đọc, nghe, xem và nghĩ