Rss Feed


  1. Tháng trước, trong một cuộc tọa đàm được tổ chức bởi Trung tâm Văn học Ngôn ngữ Quốc tế Bắc Kinh (Trung tâm văn chương quốc tế thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Mạc Ngôn - người giành giải Nobel Văn học năm trước và nhà thơ gốc Syria, Adonis –  ứng cử viên thường trực của giải Nobel, cùng với một số nhà văn Trung Quốc khác, đã nói chuyện xoay quanh những chủ đề về bản sắc văn hóa, ý thức hướng nội và sứ mệnh của nhà văn.
    Adonis và Mạc Ngôn, hai tác giả có công chúng quốc tế, đều đồng ý rằng: “Một nhân tố giúp cho tác phẩm của họ đến với công chúng quốc tế dễ dàng hơn, thuận lợi hơn nhưng cũng có khi gây cản trở, gây khó khăn trong việc tiếp cận công chúng quốc tế của họ là dịch thuật.”



  2. Sergei Eisenstein và Dziga Vertov là hai đại diện tiêu biểu của nền điện ảnh Sô Viết, một nền điện ảnh đang lớn mạnh cùng với niềm hân hoan dành cho chế độ mới: chế độ cộng sản. Xuất hiện vào những năm 20 của thế kỉ 20, họ góp vào bầu không khí cách mạng diễn ra trên cả chính trị lẫn nghệ thuật, trong đó điện ảnh nổi lên như một tiêu điểm. Theo tác giả cuốn dẫn nhập ngắn về phim tiền phong nhận xét: “Liên bang Sô Viết của những năm 20 là trung tâm phim tiền phong – Sergein Eisenstein, Dziga Vertov, Lev Kuleshov, Vsevolod Pudovkin và Alexander Dohvchenko trở thành nhân vật hàng đầu về hình ảnh nhà làm phim quốc tế” [1] (Michael O’pray). Và đóng góp làm nên tên tuổi của họ là phát minh ra Montage Sô viết. Phát minh này không chỉ gắn liền với câu hỏi nổi lên từ bối cảnh văn hóa – xã hội thời đó ở nước Nga: “Chúng ta nên xúc tiến nền điện ảnh kiểu gì? Hư cấu hay tài liệu? Chính thống hay tiền phong? Cách mạng điện ảnh là gì?” [2] mà còn bắt rễ vào một câu hỏi khác mang tính hiện đại chủ nghĩa: “Nghệ thuật điện ảnh là gì?”.



  3. Hình học ở bậc phổ thông: Công cụ của Ác quỷ
    ***
    Không có thứ gì gây ức chế cho tác giả của một lời luận tội cay độc bằng việc được chính đối tượng mình đang công kích ủng hộ mình.  Và không một con sói đội lốt cừu nào có thể xảo quyệt, không một tên bạn bè giả tạo nào có thể gian trá hơn bộ môn Hình học ở bậc phổ thông. Chính bởi vì nó là nỗ lực của trường học để giới thiệu với học sinh nghệ thuật lập luận, mới khiến nó trở nên nguy hiểm đến vậy.
    Hiện hữu như một lĩnh vực của môn học mà ở đó, học sinh cuối cùng cũng được tham gia vào các hoạt động tư duy toán học thực sự, con virus này tấn công toán học đúng vào trái tim của nó, phá hủy căn cốt cơ bản nhất của việc lập luận bằng tư duy sáng tạo, đầu độc sự yêu thích của các em về một môn học kỳ diệu và đầy hấp dẫn, cũng như vĩnh viễn tước bỏ của các em khả năng suy nghĩ về toán theo một cách tự nhiên và trực cảm nhất của mình.



  4. Chương trình học Toán
    Thứ đau đớn nhất về cách toán dạy toán hiện nay ở trường học không phải ở thứ đang không có mặt - sự thật là chẳng có chút toán học thực sự nào được làm trong các lớp học cả - mà ở thứ đang thế chỗ của nó: một đống hổ lốn những thông tin sai sự thật có sức hủy diệt ghê gớm, vẫn được gọi là “chương trình học Toán”. Đã đến lúc ta cần phải nhìn nhận chính xác thứ các học sinh của chúng ta đang phải đối mặt - thứ các em được tiếp xúc dưới danh nghĩa toán học, và làm thế nào mà trong quá trình đó, các em lại có thể bị hủy hoại nhiều đến thế.
    Điểm nổi bật nhất của thứ vẫn-được-gọi-là-Toán này chính là ở sự rập khuôn cứng nhắc của nó. Điều này đặc biệt đúng khi các em học lên cao dần. Từ trường học tới trường học, từ thành phố tới thành phố, từ bang này tới bang kia, những thứ giống hệt nhau đang được dạy và làm bằng những cách giống hệt nhau, theo thứ tự y hệt nhau. Không những không thấy khó chịu và căm phẫn vì chế độ độc tài chuyên chế này, nhiều người còn mặc nhiên chấp nhận thứ “mô hình chuẩn” trong chương trình dạy toán này như là một khái niệm đồng nghĩa với toán học.

Cùng đọc, nghe, xem và nghĩ

Cùng đọc, nghe, xem và nghĩ