Rss Feed
  1. Young-ha Kim - Be an artist, right now!

    Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014



    Chủ đề bài nói chuyện hôm nay của tôi là: “Hãy trở thành nghệ sĩ, ngay bây giờ.” Khi chủ đề này được đưa ra, hầu hết mọi người đều cảm thấy căng thẳng và tỏ thái độ phản đối: “Nghệ thuật không ăn được, và giờ thì tôi bận lắm. Tôi phải đến trường, phải kiếm việc, phải cho bọn trẻ con đi học…” Bạn nghĩ, “Tôi quá là bận. Tôi không có thời gian rảnh để làm nghệ thuật”. Có hàng trăm lý do cho việc chúng ta không thể làm nghệ sĩ ngay lúc này. Không phải chúng vừa nảy ra trong đầu các bạn sao?
    Có quá nhiều lý do tại sao chúng ta không thể làm nghệ sĩ, và quả thực ta cũng không chắc tại sao mình lại nên như vậy. Chúng ta không biết vì sao chúng ta nên làm nghệ sĩ, nhưng có rất nhiều lý do vì sao chúng ta không thể. Tại sao mọi người phải ngay lập tức phản ứng với ý tưởng gia nhập vào thế giới nghệ thuật? Có thể bạn nghĩ nghệ thuật chỉ dành cho những người có năng khiếu hay được rèn luyện tỉ mỉ và chuyên nghiệp. Và nhiều người trong số các bạn nghĩ rằng mình đã lạc quá xa khỏi con đường nghệ thuật. Bạn có thể nghĩ vậy, nhưng tôi thì không. Đây chính là chủ đề bài nói chuyện của tôi ngày hôm nay. Chúng ta đều là những nghệ sĩ bẩm sinh.
    Nếu bạn có trẻ con, bạn sẽ hiểu điều tôi đang nói đến. Hầu hết những thứ bọn trẻ làm ra đều là nghệ thuật. Chúng vẻ phấn màu lên tường. Chúng nhảy theo điệu nhảy của Son Dam Bi trên TV, nhưng bạn còn chẳng nhận ra đấy là điệu nhảy của Son Dam Bi – nó trở thành điệu nhảy của riêng bọn trẻ. Vậy là chúng nhảy một điệu kì quặc và buộc mọi người phải nghe giọng hát của mình. Có lẽ nghệ thuật của lũ trẻ thì chỉ bố mẹ chúng mới có thể chịu nổi, và bởi chúng cứ làm nghệ thuật như vậy suốt ngày nên thành thật mà nói thì lũ trẻ phần nào khiến mọi người nhức óc
    Thỉnh thoảng trẻ con sẽ làm những vở kịch độc thoại – Playing House đích thị là một kiểu kịch độc thoại như vậy. Và khi lớn hơn một chút, vài đứa trẻ bắt đầu nói dối. Thường thì các bậc phụ huynh đều nhớ cái lần đầu tiên con họ nói dối. Họ bị sốc. Mẹ bảo: “Á à giờ là con đã lộ bản chất rồi đấy”. Bà ấy nghĩ, “tại sao nó lại giống thằng bố nó vậy?” Bà chất vấn đứa trẻ, “Con định trở thành người như thế nào đây?”
    Nhưng bạn không phải lo lắng. Thời điểm đứa trẻ bắt đầu nói dối cũng chính là lúc truyện kể bắt đầu. Bọn trẻ đang nói về những thứ chúng không hề thấy. Tuyệt quá đi chứ. Một khoảnh khắc phi thường. Các bậc phụ huynh nên ăn mừng mới phải. “Hurray! Con trai tôi bắt đầu nói dối rồi này!”. Bọn trẻ cần được tuyên dương. Chẳng hạn, một đứa trẻ nói, “Mẹ biết không? Con đã gặp một người ngoài hành tinh trên đường về nhà đấy.” Một bà mẹ điển hình trả lời, “Đừng nói những chuyện ngớ ngẩn nữa.” Còn, một phụ huynh lý tưởng là người trả lời đứa trẻ như thế này: “Thật á? Người ngoài hành tinh cơ à? Trông họ thế nào? Họ có nói gì không? Con gặp họ ở đâu?” “ưm, ở trước siêu thị ấy ạ”
    Khi bạn có một cuộc hội thoại như vậy, đứa trẻ phát hiện ra rằng điều tiếp theo nó nói phải ăn nhập với phần mở đầu. Rất nhanh, một câu chuyện nảy nở. Tất nhiên đây là một câu chuyện còn ngây ngô, nhưng việc nghĩ về câu văn kế tiếp cũng là công việc của một nhà văn chuyên nghiệp như tôi. Về bản chất, chúng không khác nhau. Roland Barthes từng nói về các tiểu thuyết của Flaubert, “Flaubert không viết một tiểu thuyết. Ông chỉ đơn thuần nối câu nọ vào sau câu kia. Niềm quyến luyến giữa các câu chính là bản chất của tiểu thuyết Flaubert.” Đúng vậy – về cơ bản, một tiểu thuyết là viết một câu và sau đó viết câu kế tiếp mà không làm tổn hại đến mục đích của câu đầu tiên. Và viết là liên tục tạo ra những nối kết.
    Thử nhìn vào câu này: “Một buổi sáng, khi Gregor Samsa tỉnh dậy khỏi những giấc mơ đầy âu lo, anh phát hiện trên giường mình anh đã bị biến thành một con bọ kì dị.” Vâng, chính là câu đầu tiên của tiểu thuyết Hóa thân của Kafka. Viết một câu hết sức phi lý và tiếp tục những câu sau để minh chứng cho câu đầu tiên, tác phẩm của Kafka trở thành một kiệt tác của văn học đương đại. Kafka không cho bố mình xem tác phẩm. Ông không được gần gũi với bố cho lắm. Ông đã tự mình viết ra những câu đó. Nếu bố Kafka mà đọc được, hẳn ông ấy sẽ nghĩ “Cuối cùng thì thằng con mình đã hóa điên”.
    Và đúng là như vậy. Nghệ thuật bắt đầu với một chút điên khùng và sau đấy là chứng minh cho cái điên khùng đấy, và điều đó chẳng khác  những gì đứa trẻ làm. Một đứa trẻ bắt đầu nói dối là đứa trẻ đi bước đầu tiên với tư cách là một người kể chuyện. Trẻ con làm nghệ thuật. Chúng làm không biết mệt và đầy hớn hở. Vài ngày trước tôi đã ở đảo Jeju. Khi lũ trẻ ở trên bãi biển, đa số chúng thích nghịch nước. Nhưng vài đứa dành thời gian ở trên bãi cát và tạo ra những ngọn núi và biển […] và người và chó v.v… Nhưng bố mẹ bảo chúng, Sóng sẽ đánh tan chúng đi ngay. Nói cách khác, việc đó rất chi là vô ích. Chẳng việc gì phải làm vậy cả. Nhưng trẻ con không cảm thấy ngần ngại. Chúng thấy lúc đó thật vui và tiếp tục chơi trên cát. Trẻ con làm điều đó không phải vì ai đó yêu cầu chúng. Không có ông sếp hay bất kì ai khác bảo chúng cả. Chúng chỉ làm thôi.
    Khi các bạn còn bé, tôi cá là các bạn từng dành thời gian tận hưởng khoái cảm của thứ nghệ thuật ban sơ. Khi tôi yêu cầu học viên của mình viết về khoảnh khắc hạnh phúc nhất của họ, rất nhiều người viết về những trải nghiệm nghệ thuật từ rất sớm khi họ còn là một đứa trẻ. Học chơi Piano lần đầu tiên và chơi cặp cùng với một người bạn, hay diễn một trò tức cười với đám bạn trông như dở hơi cả lũ – đại loại thế. Hay là khoảnh khắc bạn tạo ra bộ phim đầu tiên từ một cái camera cũ. Họ nói về những thứ kinh nghiệm ấy. Chắc chắn bạn phải có một khoảnh khắc như vậy. Lúc đó, nghệ thuật khiến bạn hạnh phúc, bởi nó không phải là công việc. Công việc không khiến các bạn hạnh phúc, phải không? Trong đa số trường hợp, công việc bao giờ cũng là thứ khổ ải.
    Nhà văn Pháp Michel Tournier có một câu nói nổi tiếng. Thực ra nó có hơi láu lỉnh một chút. “Công việc là sự phản phé với bản chất của con người. Bằng chứng là nó chỉ khiến chúng ta mệt mỏi.” Tại sao công việc lại đày ải ta nếu nó là hoạt động bản chất của con người? Chơi không đày ải ta. Ta có thể chơi thâu đêm. Nếu chúng ta làm việc qua đêm, chúng ta nên được nhận tiền làm thêm giờ. Tại sao? Bởi nó chán và nó ngán. Nhưng trẻ con, chúng thường làm nghệ thuật vì niềm vui. Đó là chơi. Chúng không vẽ tranh để bán cho một khách hàng nào đấy hay chơi piano để kiếm tiền cho gia đình. Tất nhiên, có những đứa trẻ phải làm vậy. Bạn biết quí ngài Mozart chứ? Ông phải lưu diễn khắp Châu Âu để đỡ đần gia đình – cơ mà đấy là chuyện của vài thế kỉ trước, nên ta có thể coi ông là một ngoại lệ. Không may là, vào lúc nào đó, nghệ thuật của chúng ta – một trò chơi hân hoan – cũng sẽ kết thúc. Trẻ con phải đi học, đến trường, làm bài tập và tất nhiên chúng phải học piano và ballet, nhưng các món đấy chẳng còn vui chút nào. Người ta bảo bạn biểu diễn, và có các cuộc thi. Thế thì vui sao nổi? Nếu bạn học ở trường cấp hai và vẫn vẽ lên tường, chắc chắn bạn sẽ gặp ối rắc rối với mẹ đấy. Vả lại, nếu bạn tiếp tục hành động như một nghệ sĩ khi lớn lên, bạn sẽ cảm thấy áp lực ngày một đè nặng – mọi người sẽ chất vấn hành động của bạn và đòi hỏi bạn hành xử đúng mực.
    Đây là câu chuyện của tôi: Tôi là một học sinh lớp 8 tham dự một cuộc thi vẽ ở trường học tại Gyeongbokgung. Tôi đã cố hết sức, và ông thầy tôi lần đến và hỏi, “Em đang làm cái gì thế?” “Em đang tập trung vẽ”, tôi đáp. “Tại sao em chỉ sử dụng màu đen thôi?” Quả thực, tôi đang hăm hở tô cuốn vở vẽ đen sì. Và tôi giải thích, “Trời tối và có một con quạ đang đậu trên cành.” Thầy tôi liền nói, “Thật ư? Ôi Young-ha, có thể em vẽ hơi ẹ nhưng em có tài kể chuyện đấy.” Đấy là tôi ước thế thôi. “Liệu hồn, thằng nhóc con” mới là câu trả lời. “Cứ liệu hồn!” ông ấy nói. Đáng nhẽ bạn phải vẽ cung điện, vẽ cung Gyeonghoeru, v.v… nhưng tôi lại đang tô tất cả đen sì, thế là ông ấy tống cổ tôi ra khỏi nhóm. Lại có nhiều con gái ở đó nữa chứ, làm tôi cảm thấy mình nhục như con trùng trục.
    Không ai thèm nghe tôi giải thích hay biện bạch, và tôi thực sự học được một bài học quan trọng. Nếu ông ấy là một giáo viên lý tưởng, ông ấy sẽ đáp lại như tôi vừa nói ở trên, “Young-ha có thể không giỏi vẽ tranh, nhưng em ấy có khả năng trời phú về truyện kể,” và nhẽ ra ông ấy nên khuyên khích tôi. Nhưng giáo viên như vậy thì như mò kim đáy bể. Sau này, tôi trưởng thành và tới các gallery ở Châu Âu – lúc đó tôi là một sinh viên đại học – và tôi nghĩ thế này thật chẳng công bằng. Nhìn xem tôi đã tìm thấy gì.

    Những tác phẩm như vậy treo đầy ở Basel khi tôi bị phạt đứng trước cung điện với bức tranh trong miệng. Nhìn xem. Trông nó không giống giấy dán tường sao? Sau này tôi phát hiện ra, nghệ thuật đương đại không được giải thích bằng một câu chuyện cụt lủn như của tôi. Không phải viện đến con quạ nào cả. Hầu hết các tác phẩm đều không có tên, hoặc tên là Vô đề. Dù gì, nghệ thuật đương đại ở thế kỉ 20 là tạo ra những thứ dị dị và làm đầy khoảng trông bằng giải thích và diễn giải – về bản chất là giống như những gì tôi đã làm. Tất nhiên, tác phẩm của tôi thì rất nghiệp dư, nhưng ta hãy chuyển sang những ví dụ nổi tiếng hơn.

    Đây là tranh của Picasso. Ông cắm cái tay lái xe đạp vào cái yên xe và gọi nó là “Đầu bò tót”. Nghe rất thuyết phục, phải không? Tiếp, một cái bồn tiểu được chụp riêng và gọi là “Fountain”. Đó là Duchamp. Vậy nên, toàn bộ nghệ thuật đương đại là đem những câu chuyện điền vào khoảng trống giữa giải thích và một hành động lập dị. Picasso thậm chí còn tuyên bố, “Tôi vẽ cái tôi nghĩ chứ không phải cái tôi thấy”. Vâng, tức là tôi không bắt buộc phải vẽ Gyeonghoeru. Ước gì hồi đó tôi biết đến câu nói của Picasso. Nhẽ ra tôi có thể tranh luận ra trò hơn với thầy giáo. Không may là, những nghệ sĩ nhỏ bé trong ta bị bóp chết trước khi ta đấu tranh với những kẻ đàn áp nghệ thuật. Họ bị khóa kín. Đấy là bi kịch của chúng ta.
    Vậy điều gì xảy ra khi những nghệ sĩ nhỏ bé bị khóa kín, bị trục xuất hay thậm chí bị hạ sát? Khao khát nghệ thuật của chúng ta không biến mất. Chúng ta muốn bộc lộ, muốn phô bày bản thân, nhưng vì nghệ sĩ trong ta đã chết, khát vọng nghệ thuật bộc lộ ở mặt tối của nó. Ở quán karaoke, luôn có những người hát “She’s Gone” hay “Hotel California”, bắt chước những nốt guitar. Thường thì họ hát nghe rất gớm. Quả thực là rất gớm. Vài người trở thành các rocker kiểu ấy. Hoặc những người nhảy nhót trong các câu lạc bộ. Những người đáng nhẽ có thể kể chuyện một cách say mê thì nay ngồi troll nhau trên Internet suốt đêm. Tài năng văn chương bộc lộ ở mặt tối của nó như vậy đấy.
    Thỉnh thoảng ta thấy các ông bố còn bị kích thích bởi Lego và robot lắp ghép còn hơn cả lũ trẻ. Họ bảo, “Đừng động vào. Để đấy bố làm cho”. Đứa trẻ mất hứng và bỏ sang làm việc khác, chỉ còn mình ông bố ngồi xây lâu đài. Điều này chỉ ra rằng xung lực nghệ thuật trong chúng ta bị bị dồn nén chứ không mất đi. Nhưng chúng có thể bộc lộ ra theo những cách rất nguy hại, dưới lớp vỏ là lòng đố kỵ. Các bạn biết bài hát “Tôi muốn xuất hiện trên TV” chứ? Tại sao chúng ta lại muốn điều đó? Trên TV có đầy những người làm được điều ta ao ước mà không bao giờ với tới được. Họ nhảy, họ diễn – và càng làm, họ càng được tán dương. Và rồi ta bắt đầu ghen tị. Chúng ta trở thành nhà độc tài với cái điều khiển và bắt đầu phê phán những người trên TV. “Hắn còn không biết diễn”. “Thế mà gọi là hát à? Cô ta còn chẳng hát đúng nhạc nữa ấy”. Chúng ta nói những thứ như vậy một cách dễ dãi. Chúng ta ghen tị, không phải vì chúng ta độc ác, mà bởi chúng ta có những người nghệ sĩ nhỏ bé đã bị nhốt chặt trong tim. Đó là điều tôi nghĩ.
    Vậy chúng ta nên làm gì? Ngay bây giờ, chúng ta cần bắt đầu nghệ thuật của riêng mình. Từ giờ phút này, chúng ta có thể tắt TV, thoát Internet, đứng dậy và bắt đầu làm gì đó. Khi tôi dạy học viên ở trường kịch, có một khóa học tên là Dramatics. Trong khóa này, tất cả học viên đều phải tổ chức một vở kịch. Tuy nhiên, các diễn viên được yêu cầu không tham gia diễn xuất. Thay vào đó, họ có thể viết kịch bản chẳng hạn, và các người làm biên kịch có thể tham gia bài trí sân khấu. Tương tự, những người chuyên bài trí sân khấu có thể trở thành diễn viên, và các bạn tổ chức một vở diễn theo cách đó. Ban đầu sinh viên tự hỏi liệu họ có thể làm được điều đó không, nhưng sau đó họ cảm thấy hết sức hào hứng. Tôi hầu như chẳng thấy ai tỏ ra khổ sở khi đóng kịch. Ở trường, trong quân đội hay thậm chí là ở viện tâm thần, một khi bạn khiến họ tham gia, họ tỏ ra rất hào hứng. Tôi đã thấy điều này trong quân đội – rất nhiều người hào hứng tham gia trò chơi
    Tôi có một trải nghiệm khác: trong lớp viết văn của tôi, sinh viên phải làm một bài tập đặc biệt. Tôi có các học viên như các bạn ở trong lớp – những người không chuyên về viết văn. Vài người chuyên về nghệ thuật hay âm nhạc và nghĩ rằng họ không thể viết. Thế là tôi cho họ một tập giấy trắng và một chủ đề. Chủ đề có thể rất đơn giản: Viết về trải nghiệm không may nhất trong tuổi thơ. Chỉ có một điều kiện: Bạn phải viết như điên. Như điên ấy! Tôi đi quanh lớp và động viên họ, “Cố lên, cố lên!” Họ phải viết như điên trong một hay hai giờ gì đó. Họ chỉ được phép nghĩ trong 5 phút đầu.
    Lý do tôi buộc họ phải viết như điên là bởi khi các bạn viết chậm và rất nhiều ý nghĩ xuất hiện trong tâm trí, con quỉ mặt trái của nghệ thuật bắt đầu trườn đến. Nó nói với bạn hàng trăm lý do tại sao bạn không thể viết: “Mọi người sẽ cười vào mày. Viết như dẩm ấy! Câu kiểu quái gì thế này? Nhìn cái chữ của mày kìa!” Nó sẽ ba hoa đủ thứ. Bạn phải nhanh để con quỉ ấy không đuổi kịp. Bài viết thực sự khá khẩm trong lớp lại không phải là từ các bài tập với deadline dài, mà là từ bài viết điên cuồng trong 40 tới 60 phút được học viên thực hiện ngay trước mặt tôi với cây bút trong tay. Các học viên rơi vào một kiểu xuất thần. Sau 30 hay 40 phút, họ viết mà không biết là mình đang viết. Và ở thời điểm đó, con quỉ rầy rà biến mất.
    Vậy nên có thể nói thế này: Không phải hàng trăm lý do tại sao một người không thể làm một nghệ sĩ, mà là một lý do một người phải làm điều đó đã khiến chúng ta trở thành các nghệ sĩ. Tại sao ta không thể là gì đó không phải là vấn đề quan trọng. Hầu hết nghệ sĩ trở thành nghệ sĩ bởi một lý do. Khi ta bắt con quỉ trong trái tim ngủ im và bắt đầu nghệ thuật của mình, những kẻ địch bên ngoài xuất hiện. Đa phần, chúng mang bộ mặt của các vị phụ huynh (cười). Thỉnh thoảng chúng trông như chồng hay vợ ta, nhưng chúng không phải cha mẹ hay vợ chồng của bạn. Chúng là quỉ. Quỉ. Chúng tới Trái đất, biến hóa để ngăn bạn khỏi nghệ thuật, ngăn cản bạn trở thành nghệ sĩ. Và chúng có một câu hỏi ma thuật. Khi ta nói, “Tôi nghĩ tôi sẽ thử diễn xuất. Có một trường kịch ở trung tâm công đồng”, hay “tôi muốn học các bài hát Ý”, chúng hỏi, “Ồ thế à? Kịch á? Đề làm gì?”. Câu hỏi ma thuật chính là “Để làm gì?”. Nhưng nghệ thuật thì chẳng để làm gì cả. Nghệ thuật là mục đích tối hậu. Nó cứu rỗi linh hồn chúng ta và giúp đời ta hạnh phúc. Nó giúp ta bộc lộ bản thân và sống hạnh phúc và không cần đến sự giúp đỡ của rượu bia hay thuốc phiện. Vậy để trả lời cho câu hỏi thực dụng kia, ta cần phải dũng cảm. “Ờ, chỉ để cho vui thôi. Xin lỗi vì đã ham vui mà không có mày”, sẽ là điều bạn nên nói. “Dù thế nào ta cũng sẽ dấn bước và thực hiện nó”. Tương lai lý tưởng trong tưởng tượng của tôi là nơi mà tất cả chúng ta đều có nhiều căn tính, và ít nhất một trong số đó là nghệ sĩ.
    Một lần tôi đến New York và ngồi vào một chiếc taxi. Tôi ngồi ở ghế sau, mà trước mặt tôi thấy thứ gì đó tựa như một vở kịch. Tôi hỏi tài xế, “Cái gì đây?” Anh ta trả lời rằng đó là lý lịch của anh. “Vậy anh là gì?” tôi hỏi. “Một diễn viên”, anh ta nói. Anh ta là một tài xế và một diễn viên. Tôi hỏi, “Anh thường nhận vai nào?” Anh ta tự hào trả lời rằng mình thường đóng vai Vua Lear. Vua Lear. “Ai là kẻ có thể nói cho ta biết ta là ai?” – một lời vĩ đại từ vở King Lear. Đó là thế giới tôi mơ ước. Một người là golf thủ vào ban ngày và nhà văn vào ban đêm. Hay một tài xế và một diễn viên, một ông chủ nhà băng và một họa sĩ, bí mật hoặc công khai trình diễn nghệ thuật của riêng mình.

    Năm 1990, Martha Graham, huyền thoại của vũ đạo hiện đại, đã đến Hàn Quốc. Nghệ sĩ vĩ đại, lúc đó đã trên 90, đến sân bay Gimpo và một phóng viên hỏi bà một câu hỏi điển hình: “Bà đã làm gì để trở thành một vũ công vĩ đại? Có lời khuyên nào để thôi thúc các nghệ sĩ Hàn Quốc không?”. Bây giờ, bà là bậc thầy. Bức ảnh này được chụp vào năm 1948 và lúc đó bà đã là một nghệ sĩ được vinh danh. Năm 1990, bà được hỏi câu hỏi này. Và đây là câu trả lời của bà: “Cứ làm thôi”. Wow. Tôi đã xúc động. Chỉ 3 từ thôi và bà rời khỏi sân bay. Thế đó. Vậy chúng ta nên làm gì bây giờ? Hay trở thành nghệ sĩ, ngay bây giờ. Ngay và luôn. Bằng cách nào? Cứ làm thôi! 

    Đức Anh dịch

    Bản dịch dựa trên phần transcript tiếng Anh. Clip gốc có thể xem tại http://www.ted.com/talks/young_ha_kim_be_an_artist_right_now#t-499703




  2. Lời người dịch
    Xin chào, tôi là Nguyễn Tiến Đạt. Bản dịch mà bạn đang đọc là dự án cá nhân lớn đầu tiên sau năm 20 tuổi của tôi. Cám ơn bạn vì đã đọc, hoặc thậm chí dẫu có thể chỉ là đang cân nhắc đến việc sẽ đọc nó.

    Tôi có may mắn được biết đến cuốn sách này từ khá sớm, vào cuối mùa hè năm 2012, không lâu sau thời điểm nó được ra mắt tại Mỹ. Và tôi đã lập tức bị hút vào nó. Đôi lúc trong đời bạn, sẽ có những cuốn sách xuất hiện và tác động rất mạnh đến cách nhìn cuộc sống của bạn, cấy vào trong đầu bạn một ý tưởng, cho bạn một lăng kính hoàn toàn mới để nhìn nhận cuộc sống và để nhìn nhận chính bản thân bạn. “Quiet” của Susan Cain đối với tôi là một cuốn sách như vậy. Và tôi không hề hối hận về việc mình đã bỏ ra hơn 6 tháng trời để dịch nó. Nó đã giúp thay đổi cuộc sống của tôi theo hướng tốt đẹp hơn nhiều, đến mức tôi nhận ra việc những người khác cũng được đọc nó sẽ có ý nghĩa lớn đến thế nào. Và tôi nhảy vào làm, mặc dù không phải tôi không nhận được những lời khuyên không nên. Một người anh tôi rất kính trọng cũng đã khuyên tôi như vậy. Nhưng tôi còn trẻ, tôi nghĩ mình có quyền phạm sai lầm và có quyền làm một thứ gì đó điên rồ một chút khi tôi còn đủ thời gian và nhiệt huyết. Vậy nên tôi làm.

  3. Charles Simic - Những cuốn sách đã mất

    Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014


    Bài viết ngắn này của Charles Simic này tôi đọc từ năm ngoái, nhưng phải đến cách đây mấy hôm tôi mới có ý định dịch nó. Ấy là khi tôi đọc những dòng chia sẻ về chuyện mua sách cũ. Chui vào một nhà sách cũ và lục lọi trong đó luôn là một niềm hứng khởi với tôi. Các hiệu sách cũ bao giờ cũng là một cõi bí ẩn, ngoại trừ những người chủ quán với nét mặt luôn đăm đăm và bao giờ cũng hét đúng giá. Chúng hơi tối tăm, bụi bặm, có mùi ẩm mốc, ánh sáng thì nhờ nhờ do sách đã xếp kín chật các lối đi. Nhưng đặc biệt nhất, đấy là ta chẳng thể nào biết tường tận hiệu sách đó có những gì. Đấy là cái ta không tìm thấy được khi đi trong các hiệu sách lớn với đèn đóm sáng trưng và sách vở được xếp gọn gàng theo từng loại mà chỉ đi 2 vòng là có thể nắm hết được ở đây có gì, và ghi vào đầu quyền nào cần mua vì sắp hết hàng, quyển nào mới ra nên chờ giảm giá, quyển nào nghe có vẻ thú vị nhưng chưa kịp ngó qua nên cứ để đấy đã. Trong các hiệu sách cũ, mọi thứ diễn ra ngược lại. Dù đi bao nhiêu lần thì góc nọ góc kia vẫn còn những cuốn sách mình chưa hề ngó qua, vẫn còn những cuốn sách xếp ở quá cao không thể nhìn thấy hoặc nhét ở quá sâu không thể lôi ra. Không thể biết mình có thể tìm thấy gì trong một hiệu sách cũ. Thiếu đi những cái không biết  thì đời chắc sẽ buồn lắm






  4. Ngữ cảnh lịch sử của triết học Foucault
    Những con đường suy tư triết học nổi lên trong không-thời gian cụ thể. Tất cả các triết gia đều tạo ra những biện luận cho một số điều và chống lại một số điều khác. Đôi khi các biện luận này có đích nhắm rõ ràng trong tác phẩm của triết gia, và đôi khi thì không. Để hiểu được một triết gia đang biện luận điều gì thì việc hiểu cái ông ta đang biện luận chống lại cũng hữu ích.

  5. Đây là Lời tựa của Gabriel Rockhill, người dịch cuốn “The Politics of Aesthetics” [Chính trị của Mỹ học] của J. Rancière, trình bày quan niệm, nhìn nhận về bản thân sự dịch.



    Dịch thường bị phàn nàn như thể một dự phóng bất khả trong nét nghĩa về trạng thái vỡ mộng tự mãn. Khi không có tiêu chí khách quan nào cho việc đánh giá mối quan hệ giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, thì người ta vẫn thường tuyên bố rằng ngôn ngữ đích cơ bản vẫn ở trạng thái chưa được ngôn ngữ nguồn xác quyết. Tình huống này đã nảy sinh vô số những hồi đáp khả thể: sự lên án không thương tiếc tất cả hoạt động dịch, sự chấp nhận hăng hái quần thể các trò chơi ngôn ngữ độc lập, lối bình ổn giá xem dịch như là hình thức đơn nhất của hoạt động viết với những hình thức từ chương tương thích của chính nó, tán dương rìa vực chia tách ngôn ngữ thành một cơ hội thẩm mỹ – đạo đức để giới thiệu một kiểu Proust ngôn ngữ xa lạ trong ngôn ngữ…





  6. Trong tác phẩm trình bày những suy ngẫm về đạo Thiên Chúa, “Bức thư gửi một linh mục” (Letter to a Priest) – tác phẩm được viết một năm trước khi tác giả qua đời vào năm 1943, Simone Weil đã đưa ra một nhận định đáng lưu ý “đối với bất kỳ người nào, việc đổi tôn giáo cũng là một điều nguy hiểm như việc đổi một ngôn ngữ đối với một nhà văn. Nó  có thể thành công song cũng có thể dẫn đến những hậu quả khốc hại.” Triết gia người Romani, Emil Cioran, người đồng thời cũng là một nhà văn, đã nói đến việc đổi ngôn ngữ như một sự kiện thảm họa trong tiểu sử của bất cứ tác giả nào. Và quả là đúng như thế. Thế giới tự phát lộ chính nó theo một cách nào đấy đối với nhà văn Nhật Bản và theo một cách khác với một người viết bằng tiếng Phần Lan.




  7. Ng cnh triết hc: Phê bình, Hư vô ch nghĩa, Hoài nghi ch nghĩa, và Quyết đnh lun
    Đ cung cp mt ng cnh triết hc cho vic nhn thc triết hc ca Foucault, phn sau đây s gii thích bn khái nim triết hc – phê bình, hư vô ch nghĩa, hoài nghi ch nghĩa, và quyết đnh lun – cũng như nhng mi liên h tương ng ca chúng đi vi tác phm ca Foucault.




  8. 3. Dziga Vertov và Man with a movie camera (1929)
    Khán giả chú ý. Bộ phim này là một thử nghiệm về giao tiếp điện ảnh nhằm truyền tải những sự kiện thấy được mà không cần lời chú thích, không cần tới kịch bản, không cần dàn dựng và diễn viên…v…v… Đây là một tác phẩm thử nghiệm nhằm tạo ra một thứ ngôn ngữ thực sự quốc tế của điện ảnh, dựa trên sự hoàn toàn tách biệt của nó với ngôn ngữ của sân khấu và văn học.



  9. Trên đây là video và nguyên văn bài diễn thuyết chia tay tại lễ tốt nghiệp khóa 2010, trường Coxsackie-Athens HS – thứ đã lan truyền chóng mặt trên mạng, và giúp tôi có được danh hiệu ”valedictorian who spoke out against schooling” (kẻ được chọn diễn thuyết đã dám diễn thuyết chống lại trường học). 




  10. Tháng trước, trong một cuộc tọa đàm được tổ chức bởi Trung tâm Văn học Ngôn ngữ Quốc tế Bắc Kinh (Trung tâm văn chương quốc tế thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Mạc Ngôn - người giành giải Nobel Văn học năm trước và nhà thơ gốc Syria, Adonis –  ứng cử viên thường trực của giải Nobel, cùng với một số nhà văn Trung Quốc khác, đã nói chuyện xoay quanh những chủ đề về bản sắc văn hóa, ý thức hướng nội và sứ mệnh của nhà văn.
    Adonis và Mạc Ngôn, hai tác giả có công chúng quốc tế, đều đồng ý rằng: “Một nhân tố giúp cho tác phẩm của họ đến với công chúng quốc tế dễ dàng hơn, thuận lợi hơn nhưng cũng có khi gây cản trở, gây khó khăn trong việc tiếp cận công chúng quốc tế của họ là dịch thuật.”

Cùng đọc, nghe, xem và nghĩ

Cùng đọc, nghe, xem và nghĩ